Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

iPhone 7 và iPhone 8 vẫn tiếp tục rớt giá, về ngang với điện thoại bình dân

Thị trường smartphone đang có sự điều chỉnh giá liên tục để hút khách mua. Một cửa hàng smartphone trên đường Thái Hà đang chào bán chiếc iPhone 8 đã qua sử dụng với giá 4,6 triệu đồng cho bản quốc tế với dung lượng 64GB.

Mức này đã giảm 300.000 đồng so với cách đây một tuần và giảm tới 1,8 triệu đồng so với mức giá rao bán hồi cuối tháng 1. Chủ cửa hàng cho biết, sản phẩm không có chênh lệch giữa các phiên bản màu sắc.

Cũng được ưa chuộng vì chất lượng tốt, ổn định, chiếc iPhone 7 quốc tế đã qua tay sử dụng cũng đang được các cửa hàng giảm từ 500.000 – 600.000 đồng về mức 3,2 triệu đồng cho bản 64GB. So với máy mới chính hãng, dòng sản phẩm này rẻ hơn từ 4 – 7 triệu đồng tùy dung lượng.

iPhone 7 và iPhone 8 vẫn tiếp tục rớt giá, về ngang với điện thoại bình dân - Ảnh 1.

iPhone 8 đã qua sử dụng giảm giá 1,7 triệu đồng so với trước đây.

Mặc dù vậy, theo anh Ngọc Sơn, thợ sửa iPhone tại phố Tạ Quang Bửu, Hà Nội, iPhone 8 nói riêng hay iPhone nói chung đều là sản phẩm cao cấp nên khi thấy sản phẩm rao bán quá rẻ so với mặt bằng chung thì cần lưu lý để không mua phải hàng dựng, hàng kém chất lượng.

"Loại iPhone 8 Plus giá siêu rẻ này là iPhone loại B, cũ 95%, bên ngoài vỏ máy bị xước và trầy khá nhiều, nhất là phần cạnh viền và mặt lưng máy.

Với máy cũ, nếu không có kinh nghiệm kiểm tra máy thì nên mua ở nơi có chế độ chăm sóc khách hàng, bảo hành máy tốt bởi trong trường hợp xấu nhất chiếc smartphone gặp vấn đề, thì việc thay, đổi sản phẩm thì có thể nhanh chóng", anh Sơn nói.

iPhone 8 được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9/2017 với ba màu bạc, vàng và xám cùng mức giá khởi điểm là 699 USD (hơn 16 triệu đồng) cho phiên bản 64 GB. Những chiếc smartphone "nhà Táo" lần đầu tiên về Việt Nam thời điểm đó có giá lên tới 20 triệu đồng. Sau 3 năm, hiện tại, chiếc iPhone 8 chính hãng giảm gần 8 triệu đồng.

Chúng được rao bán với mức 12,5 triệu đồng cho bản 64GB, giảm 2 triệu đồng so với tháng trước. Bản 256 GB có giá 14 triệu đồng, giảm 1,2 triệu đồng. iPhone 8 Plus có giá từ 13,1 triệu đồng cho bản 64 GB, giảm 2 triệu đồng.

iPhone 7 sau 4 năm xuất hiện trên thị trường cũng đã giảm giá 50%, hiện còn từ 9 triệu đồng cho phiên bản 32 GB. Mức này cũng đã giảm 1-2 triệu đồng so với tháng trước.

Đối với iPhone 7 Plus, giá bán chính hãng cho phiên bản 32GB là 10,9 triệu đồng, giảm 2 triệu đồng.

iPhone 7 và iPhone 8 vẫn tiếp tục rớt giá, về ngang với điện thoại bình dân - Ảnh 2.

iPhone 7 chính hãng giảm giá từ 1,5 triệu đồng.

iPhone 7 và iPhone 8 vẫn luôn là mặt hàng duy trì sức bán ra ở mức khá, vì sản phẩm có sự ổn định và chất lượng camera tốt. Đặc biệt, trước khi iPhone X xuất hiện, iPhone 8 và 8 Plus là những chiếc điện thoại bán chạy hàng đầu thế giới trong tháng 10/2017 giúp Apple đã vượt lên trước Samsung về doanh số bán điện thoại thông phiên dịch minh.

Theo IBTimes, số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint cho thấy iPhone 8 và iPhone 8 Plus chiếm thị phần 4,6% và 4%, trong khi Galaxy Note8 đứng ở vị trí thứ 3 với 2,4% thị phần và Galaxy S8 Plus đứng thứ tư.

Người dùng đánh giá cao chiếc iPhone 8 và 8 Plus vì các yếu tố như hoạt động ổn định, trang bị cảm biến 12 MP, hỗ trợ công nghệ chống rung quang học cho khả năng xử lý hình ảnh tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng.

Ngoài ra, viên pin dung lượng 1.821 mAh nhỏ hơn cả thế hệ tiền nhiệm nhưng vẫn đủ cho các hoạt động nhắn tin, lướt web, nghe nhạc, tối ưu pin chờ khoảng 6 tiếng.



Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC

Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC), nhà gia công chip hàng đầu Trung Quốc.

Bộ xử lý smartphone Kirin 710 của HiSilicon được sản xuất bằng quy trình 12nm của TSMC và ra mắt từ giữa năm 2018. Còn có những tin đồn cho biết HiSilicon đang có kế hoạch ra mắt một biến thể khác của Kirin 710, bao gồm Kirin 710A. Biến thể này dự kiến sẽ được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm FinFET và vì vậy, HiSilicon cần một hãng gia công chip để sản xuất bộ xử lý này và hãng đó có thể là SMIC, thay vì TSMC như thường lệ.

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC - Ảnh 1.

Nếu báo cáo của DigiTimes là đúng, SMIC đã đạt được một bước tiến không nhỏ so với TSMC, khi hãng gia công chip Đài Loan đang là nhà cung cấp chính cho HiSilicon. Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thấy tiến trình 14nm FinFET của SMIC đã đạt đến mức độ ngang ngửa với tiền trình tương đương của TSMC.

Hơn nữa, vì chính phủ Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn dịch thuật TSMC không bán chip cho Huawei, nên công ty Trung Quốc này lại càng có thêm lý do để chuyển một phần việc sản xuất chip sang cho công ty đồng hương với mình.

Tiến trình sản xuất 14nm FinFET thế hệ đầu của SMIC đã được vận hành từ quý 4 năm 2019. Báo cáo tài chính của hãng gia công chip này cho thấy, tiến trình này mới chỉ đóng góp 1% vào tổng doanh thu trong Quý 4 của công ty, tuy nhiên SMIC đang có kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tiến trình này trong năm nay.

Cho dù hiện tại, SMIC dường như chỉ là một kẻ tí hon so với người khổng lồ như TSMC, nhưng không thể đánh giá thấp tiềm năng của hãng gia công chip Trung Quốc này. SMIC đang có kế hoạch bỏ qua hoàn toàn tiến trình 10nm để chuyển thẳng lên tiến trình 7nm. Công ty dự kiến bắt đầu sản xuất thử tiến trình 7nm vào cuối năm 2020.

Hiện tại quy trình sản xuất EUV của TSMC đã chạy ổn định. HiSilicon được cho đang là một trong các khách hàng sử dụng quy trình EUV này của TSMC, tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ có chặn TSMC bán hàng cho Huawei hay không.

Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. SMIC là một trong những mảnh ghép quan trọng đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc cũng như mục tiêu tự chủ mà nước này nỗ lực nhiều năm qua.

Tham khảo Tomshardware

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C

Giáo sư Remi Charrel cùng các cộng sự ở Đại học Aix-Marseille, miền Nam nước Pháp (AMU) vừa tiến hành nghiên cứu, đưa các mẫu SARS-CoV-2 vào môi trường có nhiệt độ lên tới 60 độ C (140 độ F) trong vòng 1 giờ thấy nhiều virus vẫn có thể nhân bản. Các nhà khoa học đã cấy chủng virus cô lập được từ một bệnh nhân ở Berlin (Đức) vào tế bào thận của khỉ mông xanh châu Phi. Các tế bào này sau đó được đưa vào 2 ống đại diện cho 2 môi trường, gồm môi trường “sạch” và môi trường “bẩn” có chứa các tế bào động vật mô phỏng tình trạng ô nhiễm sinh học qua các mẫu xét nghiệm thực tế. Sau khi gia nhiệt, các chủng virus trong môi trường sạch ngừng hoạt động hoàn toàn, trong khi đó một số chủng virus trong môi trường bẩn vẫn sống.

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C - Ảnh 1.

SARS-CoV-2 có dịch thuật thể chịu nhiệt độ tới… trên 90 độ C.

Phương pháp gia nhiệt nóng tới 60 độ C dài 1 giờ đồng hồ từng được nhiều phòng thí nghiệm áp dụng để loại bỏ nhiều virus chết người, kể cả Ebola. Nhưng đối với SARS-CoV-2, mức nhiệt này chỉ đủ tiêu diệt chúng trong các mẫu ít virus, chưa đủ để kiểm soát các mẫu có lượng virus cao. Thậm chí tăng nhiệt độ lên 92 độ C (trên 197 độ F), duy trì trong vòng 15 phút mới có thể tiêu diệt virus hoàn toàn. Tuy nhiên, mức nhiệt cao như vậy có thể phá hủy cấu trúc RNA của virus và làm giảm độ nhạy xét nghiệm. Vì lý do này, nhóm đề tài đề xuất sử dụng hóa chất thay vì nhiệt độ cao để diệt virus và đảm bảo an toàn cho con người trong phòng thí nghiệm cũng như hiệu quả tìm kiếm virus.

Đánh giá về phát hiện trên, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Ví dụ các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, thực tế còn phức tạp hơn nhiều bởi có không ít yếu tố con người chưa hiểu hết về SARS-CoV-2, như nhiệt độ môi trường, hay biện pháp giảm nhẹ và năng lực xét nghiệm của các quốc gia. Tuy nhiên nghiên cứu trên cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích để con người phòng chống, do vậy, gần đây có không ít nghiên cứu cho rằng COVID-19 sẽ tiếp tục lây lan trong mùa hè sắp tới.

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19
Tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020, vững vàng ở vị trí Top 3 thị trường giữa lúc đại dịch Covid-19 gây sóng gió cho nền kinh tế toàn thế giới - những bước tiến thần tốc đó của điện thoại thương hiệu Việt - Vsmart - đang là động lực để các doanh nghiệp cùng vượt qua thách thức...
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 1.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 2.

Dịch Covid-19 đang tô những mảng xám lên bức tranh kinh tế toàn cầu. Từ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho tới mọi mặt của đời sống xã hội đều không nằm ngoài sự càn quét của "cơn lốc xoáy" Covid-19. Thế nhưng, giữa bức tranh trầm lắng ấy, thị trường lại ghi nhận điểm sáng hiếm hoi đến từ ngành chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam trước đây – ngành sản xuất điện thoại thông minh.

Theo công bố mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường GfK, điện thoại Vsmart vừa xác lập kỳ tích chưa từng có khi chính thức đạt cột mốc 16,7% thị phần smartphone Việt Nam ở tuần cuối tháng 3/2020, tương ứng mức tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020. Sự tăng trưởng thần kỳ của dòng điện thoại mang thương hiệu Việt Vsmart chỉ sau 15 tháng ra mắt sản phẩm khiến ngay cả những người trong nghề lâu năm cũng phải kinh ngạc.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 3.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 4.

Nhìn vào thống kê từ GfK, tháng 8/2019, Vsmart chỉ chiếm 1,4% thị phần lượng máy bán ra của ngành hàng smartphone tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Vsmart đã bứt phá như một vận động viên chạy nước rút đầy quyết tâm, tăng trưởng đều đặn lên 2,1% trong tháng 9, tháng 10 - 2,3%, tháng 11 - 6%, tháng 12 - 6,6%, tháng 1/2020 - 7,7%, tháng 2 - 11,2% và xác lập đỉnh mới 16,7% tại tuần thứ tư tháng 3.

Đặc biệt hơn, từ tháng 2/2020, Vsmart lần đầu tiên vượt qua "cột mốc sinh tử" - 10% thị phần - để chiếm vị trí thứ 3 trên thị trường.

Nói 10% thị phần điện thoại Việt là "cột mốc sinh tử" bởi từ 2016 đến nay, chưa một hãng nào đứng thứ 3 thị phần có thể vươn lên mốc 2 con số, dù đó đều là những "cây đa cây đề" trong làng smartphone thế giới... Trong ngành sản xuất kinh doanh ĐTDĐ tại Việt Nam, đây là một cột mốc quan trọng, bởi thương hiệu nào lên được mốc này sẽ được coi là thuộc Top trên với những cuộc đua ở một đẳng cấp khác. Khi một hãng nào có dấu hiệu tách tốp - tiến dần đến 10% - đều gặp phải sự "phản công" gắt gao của đối thủ bằng nhiều hình thức giành thị trường khác nhau.

Tuy nhiên, cú bứt tốc ngoạn mục của Vsmart nhanh và mạnh mẽ tới độ không thể ngăn cản. Vsmart đã kết hợp giữa việc tung chương trình hỗ trợ khách hàng và chinh phục thị trường bằng chất lượng sản phẩm vượt trội. Các chuyên gia trong ngành nhận định, dù là một "tân binh", nhưng Vsmart đã chơi theo cách chơi đẳng cấp của một "ông lớn" và một vị trí tốp trên dành cho thương hiệu smartphone Việt là kết quả hoàn toàn xứng đáng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 5.

Là hãng điện thoại Việt duy nhất hiện nay sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại hàng đầu khu vực, không có gì ngạc nhiên khi Vsmart tạo ra cơn sốt ngay thời điểm trình làng 4 mẫu điện thoại đầu tiên. Tò mò được trải nghiệm, hồ hởi về dòng điện thoại Việt đúng nghĩa, có thể nói Vsmart đã thành công trước khi điện thoại đến tay người tiêu dùng.

Nhưng, để một hãng điện thoại thành công, chỉ bằng "tình yêu nước" của khách hàng liệu có đủ? Trước Vsmart, cũng không ít hãng điện thoại Việt ra đời với sự kỳ vọng rất lớn từ khách hàng nhưng đến giờ vẫn chưa hề có xếp hạng trên báo cáo của GfK. Nói vậy để thấy, thương hiệu Việt có thể là lợi thế ban đầu, song, để là công thức thành công thì không!  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 6.

Vậy đâu là công thức thành công, ít nhất cho đến hiện tại của Vsmart? Những người am hiểu thị trường smartphone đều có chung nhận xét: đó là việc thực hiện xuyên suốt công thức đưa ra thị trường điện thoại có cấu hình vượt trội trong mọi phân khúc, với mức giá tốt "không tưởng". 

Là đơn vị phân phối nhiều điện thoại Vsmart nhất ra thị trường, ông Phùng Ngọc Tuyên - Giám đốc ngành hàng viễn thông di động tại Thế Giới Di Động nhắc lại câu những chuyện chiếc Vsmart Live và Joy 3 là những smartphone Việt đầu tiên "cháy hàng" - điều chưa bao giờ xảy ra, để thấy Vsmart ngay từ đầu đã đi vào thực chất như thế nào.

"Từ khi xuất hiện trên thị trường, điện thoại Vsmart đã chiếm ưu thế đặc biệt về giá", lãnh đạo Thế Giới Di Động cho hay.

Trong khi đó, vlogger nổi tiếng chuyên reviews các sản phẩm công nghệ Trần Xuân Vinh cho rằng, với việc tái định vị chiếc Vsmart Live hay "cơn sốt" Joy 3 với 12.000 máy được bán ra trong 14h đầu mở bán, đã cho thấy Vsmart không chỉ tung ra những "cú đấm thép" đẳng cấp để chiếm lĩnh thị trường, mà quan trọng hơn là đã mang những sản phẩm công nghệ cao đến với phần đông khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Số liệu từ GfK ghi nhận, cứ 10 chiếc smartphone phân khúc dưới 2 triệu đồng bán ra thì có tới 7 chiếc là Vsmart. Việc Vsmart thúc đẩy gia tăng tỷ trọng điện thoại thông minh ở phân khúc phổ thông góp phần phổ cập công nghệ, nâng tầm trải nghiệm và cơ hội sở hữu sản phẩm chất lượng cao cho đông đảo người Việt. Nhìn từ góc độ kinh doanh, đây cũng là chiếc lược rất thông minh khi Vsmart thu hút lượng người dùng đông đảo chuyển từ feature phone (điện thoại cơ bản chỉ nghe gọi) lên smartphone.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 8.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 9.

Kì tích của Vsmart đạt được càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh kinh tế chao đảo bởi đại dịch Covid-19, khiến nhiều người gọi Vsmart như là biểu tượng của bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong thời kì khó khăn.

Lý giải ở góc độ thị trường, nhiều chuyên gia đồng tình rằng, Vsmart đã tìm được những cơ hội trong bối cảnh khó khăn chung để bứt tốc. Bên cạnh đưa ra các sản phẩm với chất lượng và giá vượt trội, Vsmart còn tự tạo chuẩn mực mới trong việc chăm sóc khách hàng, coi người tiêu dùng là trung tâm của tất cả các sản phẩm dịch vụ.

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 10.

Chính vì thế, Vsmart là smartphone hiếm hoi vẫn có lượng tiêu thụ tốt khi thị trường đồng loạt sụt giảm. Nói như ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc kinh doanh CellPhoneS, Vsmart vừa là nguồn lực hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc duy trì doanh thu mùa dịch, vừa là nguồn động viên về tinh thần - ý chí vượt qua khó khăn.

Cột mốc vị trí thứ 3 trên thị trường của Vsmart không chỉ khẳng định vị thế mới của điện thoại thương hiệu  "Make in Vietnam" mà còn là là tín hiệu đáng tự hào khi Việt Nam có những sản phẩm cạnh tranh sòng phẳng với các hãng di động nổi tiếng trên thế giới. Với Vsmart, ước mơ về một nền công nghiệp tự chủ sản xuất thiết điện tử thông minh nói chung, điện thoại thông minh nói riêng đang dần trở thành hiện thực. Và trên tất cả, người tiêu dùng Việt Nam thực sự trở thành những người được hưởng lợi cuối cùng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 11.
Trung Kiên
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ


Bình luận

Trai đẹp bóng rổ đều cặp với gái xinh, có người còn cưới luôn mối tình đầu sau 7 năm yêu nữa đó

Nhắc đến trai bóng rổ, đương nhiên nhiều người sẽ nghĩ đến những anh chàng cao to, sở hữu body cực chuẩn, gương mặt điển trai cùng phong cách cá tính. Chính vì cả loạt đặc điểm "ngọt nước" này, họ luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt với hội gái xinh. Và những màn bóc phốt trai bóng rổ bad boy, lăng nhăng cũng từ đây mà ra.

Nhưng bên cạnh đó, chuyện tình trai đẹp bóng rổ và gái xinh lại có một sức hấp dẫn đặc biệt với dân mạng. Thì bởi trai tài gái sắc kết hợp, ai mà không mê cho được cơ chứ!

Cặp đôi mới nhất của làng bóng rổ công khai chính là Hưng James (Nguyễn Thịnh Hưng) và Mẫn Tiên . Nếu như nàng là hot girl xinh đẹp trong "bộ ba sát thủ" đình đám một thời thì chàng cũng là hot boy rất nổi trong làng bóng rổ Việt.


Chưa biết họ quen nhau ra sao, đã yêu đương được bao lâu nhưng Mẫn Tiên cho thấy đang rất hạnh phúc với tình yêu này. Phía dưới hình ảnh công khai với bạn trai, cô nàng viết: "Never been good at trusting, but there's something 'bout him I'm in love with" (Tạm dịch: "Tôi chưa bao giờ tin tưởng vào tình yêu, nhưng dường như có điều gì đó ở anh ấy khiến tôi phải xiêu lòng") .


Còn Hưng James, dân tình lại vô cùng thích thú khi phát hiện ra anh chàng chơi cùng hội với nhiều gương mặt trai xinh gái đẹp Hà thành: Salim, Quỳnh Anh Shyn, Chi Pu, Bê Trần, Huyme, JVevermind, Vương Anh Ole, Trâm Anh, Justa Tee, Emily... H iện tại, bạn trai Mẫn Tiên đang chơi vị trí hậu vệ cầm bóng của CLB Cantho Catfish.


Từng làm dậy sóng cộng đồng mạng cách đây không lâu là "của hiếm" làng bóng rổ Stefan Nguyễn Tuấn Tú với chiếc drama "Gucci ong". Tuy nhiên sau khi phát hiện tất cả chỉ là sự cố trùng tên, nhiều người lại quay sang phát hờn vì anh chàng và bạn gái quá đỗi ngọt ngào.


Được biết dịch thuật bạn gái của Stefan là Phùng Yến Linh và cả 2 đã yêu nhau được 1 thời gian khá lâu. Anh chàng cũng chẳng ngần ngại đăng những bức hình tình cảm lên trang cá nhân hay dành những lời âu yếm cho nàng.


Hiện tại, với ngoại hình điển trai và chiều cao 1m93 đáng mơ ước, Stefan Nguyễn luôn là điểm thu hút trên sân. Sau khi chia tay Ha Noi Buffaloes ở giai đoạn giữa mùa giải 2019, Stefan Nguyễn đang là cầu thủ tự do.


Cũng công thức hot boy bóng rổ và gái xinh , Đoàn Nhất Quang - Phương Anh là một couple mới được "khai quật" gần đây. Cặp đôi đã bên nhau được 4 năm, trong đó có 2 năm yêu xa kể từ khi Phương Anh quyết định sang Úc du học.


Yêu nhau từ lúc học cấp 3 và bây giờ lại rơi vào cảnh yêu xa nên cặp đôi không tránh khỏi chuyện giận dỗi, tranh cãi. Tuy nhiên đến lúc này, Nhất Quang và Phương Anh vẫn dành trọn sự tin tưởng cho nhau và giữ được tình yêu đáng ngưỡng mộ.


Hiện tại, Nhất Quang đang là một trong những gương mặt nổi bật của đội trẻ CLB Thang Long Warriors. Anh chàng được ví như "ngôi sao mai" của CLB này.


Nói về chuyện tình yêu trong làng bóng rổ, chắc chắn không thể không nhắc đến Nguyễn Xuân Quốc - Nguyễn Tống Diệu Linh. Trong khi chàng là trai đẹp của CLB Thang Long Warriors thì nàng là thành viên của đội cheerleader Wonder Warriors .


Đều sở hữu ngoại hình nổi bật và ưa nhìn, Xuân Quốc - Diệu Linh còn được ví như cặp "tiên đồng ngọc nữ" của làng bóng rổ.


Đầu tháng 3/2019, cặp đôi đã về chung một nhà với một đám cưới hết sức lãng mạn, ngọt ngào.

Ai bảo trai bóng rổ đều là bad boy? Có người còn cưới luôn mối tình đầu sau 7 năm yêu nhau đây này - Ảnh 23.

Một gương mặt khác của làng bóng rổ cũng có chuyện tình đẹp như mơ là Horace Nguyễn (Nguyễn Horace Phúc Tâm). Anh chàng và hôn thê Jenniel Carol yêu nhau từ năm 2011, khi đó Jenniel còn là học sinh trung học và c ô nàng chính là mối tình đầu của Horace.

Ai bảo trai bóng rổ đều là bad boy? Có người còn cưới luôn mối tình đầu sau 7 năm yêu nhau đây này - Ảnh 25.

Đến cuối năm 2018, Horace đã có màn cầu hôn bạn gái cực lãng mạn tại một bãi biển ở Hawaii. Ngay sau đó Horace và Jenniel nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ người hâm mộ, thậm chí anh bạn thân Stefan Nguyễn cũng phải bày tỏ sự ghen tị.


Hiện Horace Nguyễn đang là trụ cột của CLB Danang Dragons. Tại SEA Games 30 cuối năm ngoái, Horace và Stefan cùng với đội tuyển bóng rổ Việt Nam đã giành HCĐ.